Thầy Ba Đợi phần 1

Đơn vị sản xuất : Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

Người thực hiện : nhóm tác giả: Trịnh Quốc Tuấn

Thời lượng : 85.53 phút

Vở cải lương "Thầy Ba Đợi" mở đầu là câu chuyện vào năm 1888 khi vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp đày sang châu Phi. Nhạc sư Nguyễn Quang Đại là người mang sứ mệnh của vua truyền trong việc giữ gìn nhã nhạc cung đình Huế - hồn cốt của dân tộc. Trên đường bị lính Pháp truy đuổi vì ủng hộ phong trào Cần Vương, ông được Ái Hoa - con gái của tổng đốc Đại Phong - cứu giúp và đưa về dinh phủ ẩn náu dưới một danh xưng khác. Mối tình của hai người chớm nở chưa được bao lâu đã phải chia xa. Thân phận của Quang Đại bị bại lộ, để bảo vệ người yêu, Ái Hoa đã chấp nhận về làm vợ công tử Hiến ngông cuồng, để rồi gánh chịu nỗi đắng cay, uất hận của kiếp hồng nhan. Sau khi rời nhà tổng đốc Đại Phong, Quang Đại tiếp tục trở về Cần Đước, Long An và miệt mài với công việc truyền bá âm nhạc dân tộc, từng bước "dân dã hóa" âm nhạc cung đình Huế, kết hợp với dân ca Nam Bộ, sáng tác, cải biên, hệ thống hóa để tạo thành âm nhạc tài tử. Với kịch bản văn học của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, được Soạn giả Hoàng Song Việt và Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương, NSƯT Triệu Trung Kiên và Lê Trung Thảo đạo diễn, NSND Trần Ngọc Giàu chỉ đạo nghệ thuật, vở "Thầy Ba Đợi" được thực hiện không chỉ mang tính chất kỷ niệm 100 năm cải lương mà còn mong muốn công chúng biết đến và công nhận công lao của nhạc sư Nguyễn Quang Đại. Ông đã có công lao to lớn trong việc "dân dã hóa" âm nhạc cung đình Huế và mong muốn lưu truyền nghệ thuật này cho con cháu đời sau. Vở diễn "Thầy Ba Đợi" một lần nữa làm rõ ý nghĩa tên gọi của môn nghệ thuật này - "Cải lương". "Cải lương" tức là Cải cách hát ca theo tiến bộ/ Lương truyền tuồng tích sánh văn minh.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

đơn vị đồng hành

HOTLINE: 02253.611.799 - 02253.611.588